Phục vụ Type_62

Type 59 và Type 62 tại Bảo tàng Quân đội Cách mạng nhân dân Trung Quốc

Type 62 bắt đầu phục vụ trong quân đội Trung Quốc từ năm 1963. Từ năm 1963-1989, hơn 1.500 chiếc Type 62 đã được sản xuất. Tất cả các đơn vị Type 62 của Trung Quốc đều ở phía nam.[1][2]

Type 62 vẫn còn hoạt động trong quân đội nhiều nước với các biến thể khác nhau. Chúng có mặt trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ những năm 1965, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, thậm chí và trong cả Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979.[1][2]

Trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, Type 62 được phía Trung Quốc sử dụng nhiều. Trung Quốc huy động 7 trung đoàn và 2 tiểu đoàn với 781 xe chiến đấu, gồm 697 xe tăng, 66 thiết giáp chở quân và 18 thiết giáp mang dàn hỏa tiễn. Lực lượng trực tiếp tham chiến là 4 trung đoàn tăng hạng nhẹ Type-62 (420 xe), 1 trung đoàn xe tăng Type-59 (80 xe), 1 trung đoàn xe tăng hạng nhẹ Type-63 (80 xe) và 1 tiểu đoàn hỏa tiễn tự hành Type-70 (18 xe), tổng cộng 580 xe tăng, 60 thiết giáp và 18 thiết giáp mang dàn hỏa tiễn. Còn lại 1 trung đoàn xe tăng hạng trung T-34 (80 xe tăng) và 1 tiểu đoàn tăng hạng trung Type-59 (37 xe tăng) làm dự bị phía sau, không tham chiến. Trong số 640 xe chiến đấu tham chiến, có 609 chiếc bị phá hủy hoặc hư hỏng ở nhiều cấp độ, 87% trong số đó (tương đương 530 xe) xảy ra trong 4 ngày chiến đấu đầu tiên (trong đó ngày 17-2 lên tới 52%, còn lại lần lượt là 15%, 13%, 7%). Số xe bị trúng hỏa lực Việt Nam được Trung Quốc xác định là 31%, tức là khoảng 190 xe, trong đó có 76 chiếc bị phá hủy hoàn toàn[3] Do vỏ giáp mỏng, Type-62 trở thành một mục tiêu dễ bị hạ súng chống tăng RPG.[1][2]

Rút kinh nghiệm này, các đơn vị tăng - thiết giáp của Trung Quốc phải hiện đại hóa các xe Type 62 mà mình có bằng cách gia tăng độ dày và độ chuẩn xác của pháo. 400 chiếc Type 62 của PLA gần như đã được hiện đại hóa lên phiên bản Type 62I và Type 62G.[1][2]

Đơn vị còn sử dụng Type 62 nhiều nhất của Trung Quốc là trung đoàn tăng thiết giáp số 43 tại Quảng Châu. Tuy vậy, ngày nay Type 62 chỉ phục vụ trong vai trò trinh sát, pháo binh và yểm trợ hỏa lực như xe tăng hạng nhẹ PT-76 trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy Type 62 sẽ nghỉ hưu trong tương lai gần tại Trung Quốc.[1][2]

Type 62 đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia nhưng cho tới nay mới chỉ có Triều Tiên cho loại xe này ngừng hoạt động. Quân đội Nhân dân Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp Type 62 cùng nhiều loại xe tăng cũ khác.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Type_62 http://mil.news.sina.com.cn/p/2006-03-13/072435662... http://www.strategypage.com/htmw/htarm/20130203.as... http://www.tanks-encyclopedia.com/coldwar/China/Ty... http://vietnamresearch.com/armor/NVA_armor.html http://www.globalsecurity.org/military/world/china... http://www.globalsecurity.org/military/world/dprk/... http://armstrade.sipri.org/arms_trade/trade_regist... http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/4/4/38/413... https://www.jeuneafrique.com/170176/politique/arm-... https://web.archive.org/web/20140416193843/http://...